Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp: Tránh “vết xe đổ”chi phí ngầm
Nhiều năm phát triển mô hình nhà ở xã hội (NƠXH), ngay cả nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ cũng đã trải qua thất bại do khu vực phát triển nhà ở thiếu khả năng tiếp cận việc làm, dịch vụ và tiện ích giải trí... Mexico và Trung Quốc cũng vấp phải những sai lầm tương tự.
Nhiều năm phát triển mô hình nhà ở xã hội (NƠXH), ngay cả nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ cũng đã trải qua thất bại do khu vực phát triển nhà ở thiếu khả năng tiếp cận việc làm, dịch vụ và tiện ích giải trí... Mexico và Trung Quốc cũng vấp phải những sai lầm tương tự.
Ông Abhas Jha - Giám đốc Đô thị, Quản lý rủi ro thảm họa và giao thông Đông Á - Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới) chia sẻ về kinh nghiệm khi thực hiện mô hình NƠXH, nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp (TNT).
Theo ông Abhas Jha, nhà ở giá thấp cho người nghèo không chỉ có giá rẻ mà còn cần đảm bảo cư dân ở đó dễ dàng tiếp cận việc làm, dịch vụ và các hoạt động giải trí thông qua việc sử dụng hỗn hợp các mô hình khác nhau và sử dụng giao thông công cộng chất lượng cao.
Theo ông Abhas Jha, nhà ở giá thấp cho người nghèo không chỉ có giá rẻ mà còn cần đảm bảo cư dân ở đó dễ dàng tiếp cận việc làm, dịch vụ và các hoạt động giải trí thông qua việc sử dụng hỗn hợp các mô hình khác nhau và sử dụng giao thông công cộng chất lượng cao.
Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên. Ảnh: Tú Chi
Bài học kinh nghiệm của Mỹ đã chỉ ra rằng, nhà ở ven đô giá rẻ là một hướng đi khá dễ dàng cho việc phát triển NƠXH nhưng hậu quả là việc phát sinh chi phí ngầm. Chính điều này đã tạo ra sự thiếu công bằng, hay nói cách khác, khiến cho những người có TNT càng trở nên khó khăn hơn trong việc thay đổi mức thu nhập, điều kiện sống. Rõ ràng, việc sống xa trung tâm sẽ tạo ra cơ hội để mua được những ngôi nhà với giá rẻ nhưng chi phí đi lại sẽ cao. Vùng Houston có giá nhà rẻ nhất nước Mỹ nhưng khi cộng với chi phí giao thông lại trở thành khu vực đắt đỏ nhất. Trong số 25 TP lớn ở Mỹ, người có thu nhập trung bình chi 42% thu nhập cho nhà ở, nhưng con số này sẽ lên tới 72% nếu cộng thêm chi phí đi lại do thiếu quy hoạch sử dụng đất cho giao thông.
Ở Mexico, Chính phủ đã hỗ trợ xây dựng hàng loạt nhà giá thấp ở vùng ngoại ô, nhưng xa nơi làm việc, thiếu các dịch vụ và tiện ích giải trí. Vấn đề nghiêm trọng hơn là thiếu dịch vụ giao thông công cộng có chất lượng tốt, dẫn đến thời gian di chuyển tới nơi làm việc bị kéo dài, chi phí giao thông cao. Chính những yếu tố này đã dẫn đến việc 600.000 căn nhà ở Mexico bị bỏ hoang, trở thành khu vực tội phạm hoành hành.
Tại Trung Quốc, nhu cầu mở rộng đô thị kéo theo sự phát triển quy mô lớn ở vùng ven đô. Chính quyền các TP đã tập trung mở rộng các khu vực xa xôi hẻo lánh để kiếm lợi nhuận từ việc bán đất thay cho phát triển trong nội đô vì rất khó khăn, phức tạp. Chính quyền thường xây siêu chung cư có mật độ cư dân cao nhưng thiếu các cơ quan công sở, dịch vụ và khu giải trí, dẫn đến thiết kế đô thị kém chất lượng, môi trường sống xuống cấp. Việc không kết nối với hệ thống giao thông công cộng dẫn đến thời gian đi làm kéo dài, chi phí giao thông cao, không liên kết với nơi làm việc, dịch vụ và cuộc sống đô thị.
Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, điều kiện để phát triển nhà ở cho người TNT thành công là việc đảm bảo khả năng tiếp cận. Ông Abhas Jha đánh giá cao cơ hội của Việt Nam khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện chủ trương phát triển tàu điện và xe buýt, nhưng lưu ý rằng, điều cốt yếu, các dự án tàu điện và xe buýt chỉ có lợi ích thực sự khi mạng lưới giao thông công cộng được hoàn thiện. Theo ông Abhas Jha, hiện đang là thời điểm tốt để quy hoạch hướng tiếp cận cho các dự án nhà ở giá thấp, thông qua các quy định về xây dựng và chiến lược sử dụng đất. Chính phủ có thể chủ động trong các dự án nhà ở giá thấp mà không cần can thiệp trực tiếp, thông qua việc cải tiến chức năng của thị trường đất đai, tăng khả năng tiếp cận giao thông và quản lý rủi ro.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet