Bật mí câu trả lời cho câu hỏi: Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không?

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không? Câu hỏi này sẽ không thể làm khó được bạn nếu chúng ta tìm hiểu...

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không? Đây là một đề tài không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm từ độc giả. Nếu bạn cần sự tư vấn thì bài viết sau sẽ là sự tham khảo tuyệt vời nhất dành cho bạn. Bởi vì ngoài việc giúp bạn trả lời được câu hỏi trên, bài viết còn bật mí rất nhiều vấn đề có liên quan đến việc chuyển đổi loại đất này. Cùng EXPRESS tìm hiểu ngay nhé!

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không?

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không?

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không?

Thực tế hiện nay nhu cầu đất ở lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu đất ruộng nói riêng và đất nông nghiệp nói chung. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều người có ý định chuyển đổi đất ruộng thành đất ở. Tuy nhiên, họ vẫn băn khoăn với câu hỏi: Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không?

Theo Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước không quy định rõ về loại đất nào là đất ruộng. Tuy nhiên, thì chúng ta có thể hiểu đất ruộng chỉ bao gồm 2 loại đất đó là đất được dùng chuyên để trồng lúa và một loại đất được dùng để trồng cây hàng năm.

Theo quy định thì nhà nước không cấm việc chuyển đổi mục đích sử dụng với đất ruộng. Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 134 của Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước lại quy định chính sách về việc bảo vệ đất trồng lúa. Điều này 1 phần nào sẽ hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc chuyển đổi đất ruộng sang đất phi nông nghiệp là có thể. Tuy nhiên, để chuyển đổi được mục đích sử dụng thì người sử dụng phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt.

Cụ thể việc chuyển đổi đất ruộng hay còn gọi là đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cần phải có sự đồng ý của những cơ quan có thẩm quyền đó là:

Điều kiện để đất ruộng chuyển đổi thành đất ở

Điều kiện để đất ruộng chuyển đổi thành đất ở

  • Đầu tiên là phải có sự đồng ý của UBND cấp huyện. Bởi chỉ có cơ quan này mới ban hành được quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho cá nhân và hộ gia đình.
  • Còn cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với tổ chức đó là UBND cấp Tỉnh.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất phi nông nghiệp dưới sự phê duyệt của UBND cấp huyện cần phải căn cứ vào 2 yếu tố đó là:

  • Đầu tiên là thửa đất đó phải thuộc vào diện quy hoạch mà UBND cấp huyện lập kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng và đã được cấp trên phê duyệt. Bởi theo kế hoạch hàng năm, UBND cấp huyện phải xây dựng đề án sử dụng đất cho cả huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
  • Một yếu tố nữa để xem xét đó là cá nhân và hộ gia đình có đơn trình cơ quan chức năng đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở.

Như vậy, nhà nước đã có quy định khá rõ ràng về vấn đề này rồi đúng không nào? Nếu bạn có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở thì nên xem xét thật kỹ vấn đề này. Hơn nữa việc cần làm tiếp theo đó là tìm hiểu về hồ sơ thủ tục để tiến hành chuyển đổi đất ruộng thành đất phi nông nghiệp. Cụ thể chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết.

>>> Xem thêm: Click vô đường link để xem thêm các dự án căn hộ

Quy trình, thủ tục chuyển đổi đất ruộng thành đất ở.

Việc đất ruộng có chuyển thành đất ở được không còn phải căn cứ vào rất nhiều vấn đề. Một trong những vấn để đó là hoàn thiện hồ sơ cũng như thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Để làm tốt điều này, chúng ta cần căn cứ vào 3 văn bản chính đó là: Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, NĐ 01/2017/NĐ- CP, Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. Cụ thể:

Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở.

Những người muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ trong đó gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Đầu tiên đó là đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ruộng thành đất ở theo đúng mẫu 01 ban hành tại Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.
  • Tiếp đến là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đứng tên chính chủ.

Ngoài những giấy tờ trên thì trong hồ sơ để trình lên UBND cấp huyện phải có thêm một số các giấy tờ khác như:

Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở

Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở

  • Các loại giấy tờ được quy định của Nhà nước.
  • Không thể bỏ qua loại biên bản xác minh thực trạng đất ruộng.
  • Tiếp đến là biên bản thẩm định về xác minh về mục đích sử dụng đất ruộng tại địa phương.
  • Bản sao trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất được chuyển đổi mục đích sử dụng. Hoặc cũng có thể là trích đo của địa chính.
  • Cuối cùng là dự thảo có kèm theo quyết định về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Tờ trình này được làm theo mẫu 05 được ban hành tại thông tư trên.

Trình tự các bước thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đất ruộng có chuyển thành đất ở được không thì trình tự này cũng rất quan trọng. Để giúp các bạn có thể thông thuộc vấn đề này chúng tôi có thể hướng dẫn cụ thể các bước như sau:

Nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Phòng tài nguyên và môi trường

Nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Phòng tài nguyên và môi trường

  • Nơi tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đó là phòng Tài nguyên và Môi trường của UBND cấp huyện.
  • Trong quá trình nộp hồ sơ nếu xảy ra vấn đề sai sót cụ thể như: Hồ sơ chưa đủ giấy tờ, hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Tài nguyên sẽ cho bạn hoàn thiện đầy đủ trong 3 ngày. Trường hợp có khúc mắc thì bộ phận tư vấn sẽ hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết.

Tiếp nhận xử lý, xác minh và giải quyết yêu cầu của người muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở.

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là phòng Tài nguyên và Môi trường thì họ cũng có trách nhiệm thẩm định, xác minh tính xác thực của bộ hồ sơ theo đúng văn bản quy định của pháp luật.
  • Sau khi thẩm định xong, đơn vị này cũng có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
  • Sau khi đã hoàn tất toàn bộ các thủ tục trên thì Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trình hồ sơ đề nghị UBND huyện phê duyệt và ra quyết định cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • Sau khi đã có quyết định, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật lại trên hệ thống dữ liệu sử dụng đất của huyện. Cũng như chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai trên hồ sơ địa chính.
  • Đồng thời người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trả kết quả cho người sử dụng đất.

Sau khi đã ra quyết định thì phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm bàn giao quyết định cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình.

Trả quyết định và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trả quyết định và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định thì thời gian tiếp nhận hồ sơ đến khi trao trả quyết định là không quá 15 ngày. Thời gian này chỉ tính theo ngày, giờ làm việc hành chính của nhà nước. Trong trường hợp những vùng có điều kiện đi lại khó khăn như: Miền núi, hải đào, vùng sâu, vùng xa thì thời gian giải quyết có thể lên tới 25 ngày. Số ngày này

Như vậy, theo các bạn thì trong trường hợp đất ruộng không thuộc vào diện quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì dự án đất ruộng có chuyển thành đất ở được không? Đương nhiên là rất khó đúng không các bạn? Đây là một chính sách hợp lý để nhà nước duy trì và bảo vệ diện tích trồng lúa tại Việt Nam.

Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn giải quyết được triệt để câu hỏi đất ruộng có chuyển thành đất ở được không đúng không nào? Chúng tôi chắc chắn rằng đây sẽ là thông tin bổ ích để bạn có thể hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm tin tức thị trường bất động sản mới nhất tại xaydungxhome.vn

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

CHIA SẺ & BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT KHÁC

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -

CHAT VỚI

Chát 24/24