Ngày 18/8, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kết quả kiểm toán 2020, trong đó cho thấy hàng loạt địa phương đã vi phạm về quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất…

Ảnh minh họa

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ việc nhiều địa phương chưa điều chỉnh lại đơn giá thuê đất khi hết thời gian ổn định đơn giá thuê như Đà Nẵng; Lâm Đồng, Lạng Sơn, Hải Dương, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lào Cai, Phú Yên, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, Gia Lai, Kiên Giang.

Công tác giao đất, cho thuê đất còn nhiều bất cập

Các vi phạm được chỉ ra như một số địa phương cho hộ cá nhân thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để khai thác khoáng sản nhưng chưa nộp tiền thuê đất. Điển hình như Thái Nguyên (11 đơn vị); Lai Châu (09 đơn vị); thành phố Cần Thơ (06 đơn vị); Hoặc thậm chí đấu giá các khu đất khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, toàn bộ các dự án BOT trên địa bàn chưa xác định tiền thuê đất theo quy định như ở Đồng Nai.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng lưu ý trường hợp của tỉnh Thái Nguyên còn hạch toán vào thu ngân sách nhà nước năm 2019 để cân đối chi đối với khoản tạm nộp tiền sử dụng đất nhưng đến thời điểm kiểm toán chưa có quyết định giao đất cho doanh nghiệp 105,7 tỷ đồng; Tỉnh Lạng Sơn điều tiết các khoản thu tiền sử dụng đất tại cấp huyện cho ngân sách tỉnh chưa phù hợp với Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Riêng tại Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ 100% tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất thực hiện dự án, kinh doanh khai thác chợ thuộc địa bàn xã ở các huyện chưa phù hợp quy định.

Qua kiểm toán công tác quản lý đất đai tại một số dự án giao đất, cho thuê đất, Kiển toán Nhà nước cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng giao đất cho dự án có xây dựng nhà ở thương mại nhưng không thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như Cần Thơ, Kiên Giang; Giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng theo quy định như Hải Phòng. Hoặc chưa bố trí đủ 20% tổng diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định: Thành phố Cần Thơ có dự án khu dân cư Cái Sơn Hàng Bàng mở rộng và khu dân cư 91B giai đoạn 3, Thành phố Hải Phòng với giai đoạn 2 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ - thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, tỉnh Kiên Giang với 02 dự án phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Rạch Giá.

Tại tỉnh Long An, còn có những tình trạng phê duyệt chủ trương đầu tư khi dự án chưa lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; giãn tiến độ đầu tư cho các dự án trên 24 tháng chưa phù hợp; không thẩm định về điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại một số dự án; điều chỉnh chủ trương đầu tư, mục tiêu dự án từ khu tái định cư sang khu dân cư, tái định cư chưa có quyết định cơ quan thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

Khai khoáng nhưng chưa có hợp đồng thuê đất

Ở một số nơi khác thì lại cho khai thác khoáng sản nhưng chưa có hợp đồng thuê đất, chưa xác định tiền thuê đất phải nộp. Trong đó có: Nam Định (07 đơn vị khai thác khoáng sản, 05 đơn vị khai thác tài nguyên nước; Thừa Thiên Huế: 09 doanh nghiệp khai thác khoáng sản); Thái Bình (13 doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước).

Đặc biệt, tại nhiều địa phương, tình trạng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền khá phổ biến. Cụ thể, Hải Phòng có 03 doanh nghiệp khai thác nước ở khu vực Vĩnh Bảo - Tiên Lãng; Tỉnh Nghệ An có 15 doanh nghiệp; Hà Giang 03 đơn vị; Bắc Giang 03 đơn vị; Thái Nguyên 09 đơn vị; Thanh Hóa 05 đơn vị đã kê khai, nộp thuế tài nguyên…

Đồng thời, nhiều dự án đã hết hạn giấp phép như 05 mỏ khoáng sản và 01 đơn vị khai thác tài nguyên nước tại Nam Định, nhiều dự án thì lại chưa được xác định, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như tại Lào Cai, Hà Giang, Bình Phước...

Ở một số địa phương, doanh nghiệp còn chưa thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản song Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh chưa thực hiện rà soát, xem xét thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định (tỉnh Bình Phước); Chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định, cho phép chuyển nhượng mỏ khai thác khoáng sản khi không đủ điều kiện chuyển nhượng, chưa thu hồi mỏ đã cấp phép khi quá thời hạn không xây dựng mỏ, khai thác khoáng sản ngoài phần diện tích nhà nước cho thuê (tỉnh Đồng Nai); Chưa ban hành đầy đủ tỷ lệ quy đổi khoáng sản nguyên khai để có căn cứ xác định phí bảo vệ môi trường (tỉnh Thái Nguyên).

Một số trường hợp còn miễn, giảm tiền thuê đất cho cả thời gian chậm nộp hồ sơ, thủ tục miễn giảm chưa đúng quy định Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (3 doanh nghiệp); Quảng Ngãi (3 dự án xã hội hóa); Đồng Nai (1 đơn vị); Ninh Bình (5 doanh nghiệp); chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện ưu đãi; miễn tiền thuê đất thuộc lĩnh vực xã hội hóa nhưng cơ quan thuế chưa tham mưu cho Tỉnh để tổ chức kiểm tra đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện được ưu đãi như tỉnh Trà Vinh (5 đơn vị)…

Trước thực trạng này, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị cần xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2020.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME