NoiThatXhome.vn - Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng “ồ ạt” tung ra các gói ưu đãi giảm lãi suất cho vay.

Các ngân hàng “đua nhau” giảm lãi suất cho vay

Đầu tháng 6/2021, Ngân hàng Vietcombank thuộc nhóm các ngân hàng có lãi suất cho vay thấp trên thị trường, hiện đang áp dụng mức lãi vay tín chấp 10,8 - 14,4%/năm và vay thế chấp 7,5%/năm. Cùng lãi suất vay mua nhà và mua ô tô ở mức 7,5%/năm.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, Ngân hàng Vietcombank vừa quyết định giảm 1%/năm lãi suất cho vay đối với VND và 0,5%/năm đối với ngoại tệ cho các doanh nghiệp và người dân tại 2 tỉnh này từ 1/6 - 31/8/2021.

Tính đợt dịch đầu tiên đến nay, Vietcombank đã liên tục triển khai 6 đợt giảm lãi suất cho vay cho khoảng 27.500 khách hàng doanh nghiệp và 332.700 khách hàng cá nhân với tổng doanh số cho vay mới là hơn 1,682 triệu tỉ đồng, số tiền lãi giảm hơn 4.660 tỉ đồng.

Lãi vay tuy đã giảm nhưng thực tế vẫn đang giảm chậm hơn so với lãi suất huy động

Ngân hàng BIDV có lãi xuất vay thấp nhất thị trường với lãi vay thế chấp chỉ từ 6,6 - 7,8%/năm. Vay thế chấp sổ đỏ chỉ ở mức lãi suất từ 4,9%, hạn mức cho vay lên đến 70 - 80% trong thời gian tối đa 20 năm. Lãi suất cho vay mua nhà và ô tô đều ở mức tốt với chỉ 7,3%/năm.

Ngân hàng BIDV cũng vừa tung gói vay 50.000 tỉ đồng cho vốn trung dài hạn, giảm lãi suất vay 0,6%/năm từ ngày 27/5/2021. Cách đây không lâu, BIDV cũng vừa áp dụng gói cho vay quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng, với lãi suất từ 3,8 - 5,5%/năm (kỳ hạn 3 tháng), 4 -6%/năm (kỳ hạn 3-6 tháng) và 4,5 - 6,5%/năm (kỳ hạn 6-9 tháng), áp dụng từ 24/2 - 30/9/2021.

Ngân hàng VietBank mới triển khai chương trình "Chung tay cùng doanh nghiệp 2021" và "Gắn kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2021” với lãi suất cho vay ưu đãi chỉ 6,5%/năm. Nếu để giải ngân phục vụ sản xuất kinh doanh thì lãi suất cho vay chỉ từ 6%/năm.

Tại VietBank, khách hàng cá nhân được vay vốn với mức lãi suất chỉ từ 6%/năm trong 3 tháng đầu và chỉ từ 7%/năm trong 6 tháng đầu với tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng dành cho gói ngắn hạn và 2.000 tỷ đồng cho gói trung, dài hạn.

Ngân hàng BacABank vừa công bố gói vay ưu đãi quy mô 3.000 tỷ đồng, với lãi suất chỉ 7,5%/năm dành cho khách hàng có khế ước nhận nợ dưới 6 tháng và 7,7%/năm dành cho khế ước nhận nợ 6 tháng.

ABBank triển khai 3 gói vay ưu đãi hạn mức 1.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm bằng VNĐ để mua ngoại tệ thanh toán hoặc trả nợ các khoản vay ngoại tệ khác. Ngân hàng cũng áp dụng lãi suất vay từ 4,9%/năm với DN có nhu cầu vay bổ sung vốn.

HDBank đã giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất thấp nhất chỉ 3%/năm dành cho các cá nhân và DN siêu nhỏ. Gói vay này dành cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng lên đến 3 tỷ đồng, ân hạn vốn gốc 6 tháng.

Lãi vay được dự báo vẫn sẽ tiếp tục giảm?

Lãi vay tuy đã giảm nhưng thực tế vẫn đang giảm chậm hơn so với lãi suất huy động. Theo thống kê của Công ty CP Chứng khoán SSI, lãi suất huy động đã giảm khoảng 2-2,5% trong năm qua trong khi lãi suất cho vay mới giảm trung bình từ 1-1,5%. Gần đây, lãi suất huy động vẫn tiếp tục xu hướng giảm và có nhiều dự đoán cho rằng lãi vay sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.

Thực tế hiện nay, nhu cầu được giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ hoặc miễn, giảm phí giao dịch của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang rất lớn. Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay là chi phí đầu vào tăng cao nhưng lại không dám tăng giá bán vì sức mua yếu do người dân thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh dịch bệnh.

Mức tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn đang chênh lệch khá nhiều. Trong khi tăng trưởng huy động vốn đạt 0,54%, thì tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm tăng mạnh ở mức 3,34%. Riêng tại TP.HCM, huy động vốn tăng khoảng 0,65% trong khi trưởng tín dụng tăng 3,01%.

Ước tính trong 5 tháng đầu năm, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 4,7%, đạt trên 2,65 triệu tỉ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn ước đạt 1,22 triệu tỉ đồng, trung dài hạn ước đạt 1,43 triệu tỉ đồng. Trong khi đó huy động tăng chậm hơn, chỉ khoảng 2%.

Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, ngày 3/6/3021, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 3947/NHNN-TD yêu cầu tổ chức tín dụng cắt giảm tối đa các loại chi phí, tính toán giảm lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ và công khai chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch hiện nay.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện triển khai theo quy định tại Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; Thông tư số 03; và các văn bản quy định khác.

Ngày 7/6, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố thêm 50 công ty tài chính, ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Ngược với một yếu tố và ý kiến cho rằng lãi vay sẽ còn dư địa giảm theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, một số chuyên gia quan ngại về lạm phát tăng và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong thời gian gần đây sẽ khiến cho lãi vay tăng trở lại và khó giảm thêm.

Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng nếu giảm lãi suất, lượng cung tiền được bơm ra nhiều, có thể tạo áp lực lạm phát, trong khi bên vay có thể vay tiền đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro, tiềm ẩn nợ xấu. Dư địa giảm lãi suất cho vay không nhiều trong bối cảnh một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào gần đây và thanh khoản không còn dồi dào như năm ngoái.

TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, cho rằng để kỳ vọng lãi vay giảm thêm là hơi khó vì nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào ngân hàng, 95% doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đang cao, thì huy động của ngân hàng lại giảm. Mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm ở mức thấp khiến nhiều người có tiền đổ vào chứng khoán.

Thực tế, tổng dư nợ tín dụng tăng đang là nguy cơ khiến một số ngân hàng nhỏ hết hạn mức cho vay do gần chạm trần về Chỉ số cho vay/huy động (LDR). Thông tư số 22/2019/TT của Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ LDR tối đa của các ngân hàng thương mại là 85%, tức huy động được 100 đồng chỉ được cho vay 85 đồng. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ LDR của nhiều ngân hàng đã vượt 100%. Hiện chỉ có một số ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank… là có thể duy trì tỷ lệ LDR ở mức 83 - 85%.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME