Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là hoàn toàn chính xác. Nhiều nước cũng thực hiện như vậy.

ĐB Trần Ngọc Vinh. Ảnh: Hồng Vĩnh

Nhưng vấn đề hiện nay khi thu hồi đất ngoài mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng... còn có trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế. Đây là điểm cần phải được làm rõ trong Hiến pháp sửa đổi và các đạo luật chuyên ngành.

Thực tế, thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế có nhiều trường hợp khác nhau. Cũng vì mục đích kinh tế, nhưng nhằm phục vụ đời sống, dân sinh, như xây bệnh viện, trường học, phục vụ mục đích công cộng thì khác.

Nhưng nếu thu hồi cho các dự án để sinh lời, thu hồi cho các tổ chức, cá nhân, hay một nhóm nào đó để thuần túy làm kinh tế cần phải có một Hội đồng định giá đất độc lập. Hội đồng này nên ở cấp trung ương chứ không phải địa phương, để đảm bảo tính khách quan.

Có như vậy mới đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người dân trong việc định giá đất. Sau khi thu hồi đất, còn phải tính đến sinh kế, phải đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bà con. Đây là việc làm rất quan trọng để an dân.

Hiến pháp quy định công dân có nơi ở. Theo quy định, nơi tái định cư sau khi thu hồi đất phải đảm bảo bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng hiện nay, không ít trường hợp khu tái định cư còn xập xệ, hạ tầng cơ bản yếu kém, thiếu hoặc quá xa trường học, bệnh viện, gây khó khăn cho dân.

Để hạn chế khiếu kiện, cùng với việc quy định rõ các trường hợp thu hồi đất trong Hiến pháp, Luật Đất đai sửa đổi cũng phải có những quy định giải quyết được những mâu thuẫn xảy ra như vừa qua. Bên cạnh đó, Quốc hội phải tăng cường giám sát phát hiện, vi phạm; kiên quyết xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME