Báo GĐ&XH trong các số 121 và 122 đã phản ánh thực trạng chính sách nhà thu nhập thấp có nguy cơ “hụt hơi”, giải pháp Quỹ tiết kiệm nhà ở còn nhiều bất cập.
Để tiếp tục cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về vấn đề hết sức quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Sỹ Liêm (ảnh nhỏ), Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam.

Theo thống kê hơn 2 năm qua, mới chỉ có 5/39 dự án nhà ở thu nhập thấp (TNT) được vay vốn ưu đãi (khoảng 740 tỷ đồng), doanh nghiệp phát triển nhà TNT đang gặp khó về vốn, thưa ông?


- Với các doanh nghiệp phát triển nhà, dù là nhà ở TNT hay nhà ở thương mại thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Để có vốn, các doanh nghiệp phải tìm đến các ngân hàng. Các ngân hàng mới là nguồn cung cấp tài chính chính cho các doanh nghiệp chứ không phải Nhà nước. Tuy nhiên, các ngân hàng có cho vay hay không lại là chuyện khác. Các ngân hàng sẽ cho vay nếu họ thấy dự án hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, nhưng ngược lại họ sẽ không cho vay.


Hiện nay chúng ta đang gặp khó khăn, doanh nghiệp khó vay vốn hoặc phải vay với lãi suất cao. Đó là lúc ta cần tới công cụ của Nhà nước. Nhà nước luôn nói là khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở thu nhập thấp, nhưng tôi thì chưa thấy điều đó. Chẳng hạn, như hiện nay khi các doanh nghiệp phát triển nhà thu nhập thấp cần vốn mà phải là vốn với lãi suất thấp thì Nhà nước cần hỗ trợ.


Theo ý ông, tức là Nhà nước nên hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp phát triển nhà TNT?


- Đúng thế. Như tôi thấy mức lãi suất hiện nay là quá cao, doanh nghiệp không thể chịu đựng được. Nhà nước có thể hỗ trợ về lãi suất và cả về đất, như tiền thuê, thuế... Nhưng quan trọng hơn là hỗ trợ cho chính người mua, những người có nhu cầu nhà ở mà không có đủ sức.


Về Quỹ tiết kiệm nhà ở, TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam:

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME